Đeo kính áp tròng bị mờ mắt? Nguyên nhân và cách xử lý
Kính áp tròng có thể làm cho cuộc sống dễ dànghơn rất nhiều so với đeo kính gọng. Dù vậy, thỉnh thoảng chúng cũng có thể kéotheo một số phiền toái nhỏ. Đeo kính áp tròng bị mờ mắt có thể cực kỳ khó chịu,đặc biệt nếu việc này cứ liên tục xảy ra. Vậy, đâu là nguyên nhân làm cho kínhcủa bạn bị mờ và điều này có nghiêm trọng không? Cách bạn xử lý chúng là gì?Cùng Doll Eyes tìm hiểu ngay trong bài viết sau bạn nhé.
Tại sao đeo kính áp tròng bị mờ mắt?
Bụi bẩn bám dính trên kính áp tròng
Sự tích tụ của các mảnh vụn và cặn bẩn nằmtrên bề mặt của kính áp tròng là lý do phổ biến nhất khiến cho kính của bạn cóvẻ như bị đục hoặc mờ. Để biết được đây có phải là nguyên nhân thật sự khiếncho việc đeo kính áp tròng bị mờ mắt hay không thì bạn hãy lấy kính ra và quansát thật kỹ. Nếu thật sự có bụi bẩn bám trên bề mặt kính, hãy làm sạch bằngcách đổ thêm nước ngâm vào kính và tiến hành miết nhẹ để bụi bẩn bay đi hết.Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể xử lý nhanh chóng hơn mà không cầntháo kính, đó là thử chớp nhẹ vài cái. Lúc này, mi mắt của bạn sẽ hoạt động nhưmột chiếc “cần gạt kính”, giúp loại bỏ bụi bẩn.
Kính áp tròng bị khô
Kính áp tròng bị khô là nguyên nhân gây ra hiệntượng mờ mắt. Kính áp tròng mất nước có thể làm ảnh hưởng đến thị lực của bạn,điều này cũng có thể khiến tầm nhìn bị mờ. Vì thế, hãy tra nước mắt thườngxuyên để kính áp tròng luôn được cấp đủ ẩm và đảm bảo thị lực cho bạn nhé.
Đeo kính áp tròng có mổ mắt được không
Cách trang điểm khắc phục mắt to mắt nhỏ
Cách làm tròng đen mắt to hơn tự nhiên
Đeo kính áp tròng sai cách
Đeo kính áp tròng sai cách, đặt lệch vị trí hoặcđeo ngược lens sẽ gây ra tình trạng khó chịu, cộm ở mắt. Lúc này, nước mắttrong mắt bạn sẽ được tự động tiết ra để giảm ma sát, vô tình khiến tầm nhìn củabạn bị mờ đi.
Đeo kính áp tròng không đúng độ
Sau một thời gian sử dụng, độ cận của bạn cóthể đã tăng lên. Do đó, chiếc kính áp tròng với độ cận cũ sẽ không còn phù hợpvới bạn nữa. Việc đeo một chiếc kính áp tròng bị lệch độ khiến mắt phải làm việcnhiều hơn. Nếu điều đó xảy ra trong khoảng thời gian dài, nó sẽ càng gây thêmkhó chịu khi bạn nhìn và khiến thị lực giảm sút - nguyên nhân làm bạn bị mờ mắt.Nếu bạn cảm thấy thị lực của mình đã thay đổi, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoađể được điều chỉnh lại và chọn kính áp tròng mới.
Đeo lens quá lâu
Đeo kính áp tròng lâu hơn khoảng thời gian đượckhuyến nghị sẽ có thể khiến bạn bị mờ và kích ứng mắt. Thời gian đeo lens tốiđa trong ngày là 6-8 tiếng đối với kính áp tròng mềm. Bạn không nên đeo kính áptròng mềm qua đêm và đeo quá thời gian quy định vì chúng dễ làm khô và tổn hạimắt.
Sử dụng kính áp tròng hết hạn
Kính áp tròng có nhiều loại, một số loại chỉcó thời gian sử dụng được 1 ngày, 1 tháng hoặc có những loại sẽ sử dụng đượclâu hơn như loại 3 tháng, 6 tháng, 1 năm,... Kính áp tròng hết hạn bị giảm chấtlượng, dễ xước và có thể gây nhiễm trùng do vi khuẩn. Đây cũng là một trong nhữngnguyên nhân vì sao tầm nhìn của bạn bị mờ. Vì vậy, hãy tập thói quen thay kínháp tròng thường xuyên theo khuyến cáo của bác sĩ nhãn khoa nhé.
Kính áp tròng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Kính áp tròng kém chất lượng, không rõ nguồn gốcxuất xứ sẽ không đảm bảo an toàn cho mắt của bạn. Những loại kính áp tròng nàythường không được kiểm định, bảo chứng về hiệu quả. Chúng thậm chí còn có thểgây dị ứng, viêm nhiễm giác mạc. Do đó, hãy sử dụng kính có nguồn gốc xuất xứrõ ràng để yên tâm hơn bạn nhé.
Mắt bị mờ sau khi đeo kính áp tròng có sau không?
Rất khó để có thể nói được rằng đeo kính áptròng bị mờ mắt có sao không. Còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng mờmắt và thời gian mà bạn giải quyết vấn đề. Nếu nguyên nhân là do kính áp tròngcủa bạn bị bẩn, mờ, hết hạn thì bạn có thể dễ dàng làm sạch hoặc thay kính mớivà để mắt nghỉ ngơi một thời gian sẽ khỏi. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài,ngay cả khi bạn đã ngưng sử dụng kính áp tròng mà mắt vẫn bị mờ thì có thể là bạnđã mắc một số bệnh lý về mắt nghiêm trọng. Nếu thấy những biểu hiện bất thườngnhư mắt bị giảm thị lực, mờ mắt đi kèm với rát, khó chịu thì có thể bạn đã bịviêm nhiễm mắt. Lúc này, bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra lại nhé.
Làm gì khi đeo kính áp tròng bị mờ mắt?
Lưu ý để đeo kính áp tròng không bị mờ mắt
Sự tích tụ của vết bẩn là lý do phổ biến dẫn đếnthị lực bị mờ khi đeo kính áp tròng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi kính áptròng bẩn có thể làm cho tầm nhìn của bạn bị mờ. Một số thói quen sau rất quantrọng để duy trì và giữ cho kính áp tròng của bạn sạch sẽ:
● Luôn vệ sinh tay trước khi chạmvào kính áp tròng.
● Không sử dụng dung dịch khác ngoàinước ngâm lens chuyên dụng để ngâm kính áp tròng vì làm vậy có thể khiến kính bịgiảm chất lượng.
● Không sử dụng kính áp tròng quá thờilượng được khuyến cáo, cụ thể là nên sử dụng dưới 6-8 tiếng/ngày đối với kínháp tròng mềm.
● Bỏ kính áp tròng và nước ngâm đã hếthạn sử dụng.
● Thường xuyên thay nước ngâm chokính.
● Vệ sinh và tháo kính áp tròng nhẹnhàng, tránh làm xước, rách kính.
Cách xử lý khi đeo kính áp tròng bị mờ mắt
Nếu mắt bạn bị mờ khi đang đeo kính áp tròng,bước đầu tiên là bạn nên tháo kính ra và kiểm tra các vết bẩn hoặc vết xước cótrên kính. Nếu bị bẩn, kính có thể trông nhòe hoặc có màu trắng đục. Hãy cố gắnglàm sạch kính của bạn bằng cách miết nhẹ và rửa sạch chúng, sử dụng đúng loạidung dịch ngâm lens chuyên dụng để khử trùng. Đồng thời, hãy kiểm tra xem liệukính hoặc dung dịch ngâm của bạn có còn hạn sử dụng hay không. Nếu không thìhãy thay mới để đảm bảo an toàn.
Tầm nhìn của bạn cũng có thể bị mờ do độ cận bịthay đổi. Bạn có thể thử kiểm tra bằng cách đeo một chiếc kính gọng có độ cậntương đương và thử so sánh. Nếu cần thiết, bạn nên đến các cơ sở khám mắt uytín gần đấy để đo độ lại.
Trường hợp tình trạng nhìn mờ vẫn tiếp tụcngay cả sau khi lấy ra hoặc thay đổi kính áp tròng, hãy liên hệ với bác sĩ nhãnkhoa và tiến hành khám mắt.
Như vậy, Doll Eyes đã cùng bạn tìm hiểu nhữngnguyên nhân gây nên hiện tượng đeo kính áp tròng bị mờ mắt cũng như cách khắcphục, xử lý chúng. Để theo dõi thêm nhiều bài viết mới và các thông tin về kínháp tròng hữu ích khác, mời bạn thường xuyên ghé thăm website Doll Eyes nhé